Rơ le bảo vệ dòng điện / hệ thống điện

Rơ le bảo vệ

Trong hệ thống điện, việc bảo vệ hệ thống điện khi có lỗi xảy ra là việc tiên quyết nhằm tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra gây ra tổn thất lớn, các bảo vệ chính trong dòng điện đó là:

  • Bảo vệ ngắn mạch
  • Bảo vệ quá dòng
  • Bảo vệ chạm đất
  • Bảo vệ mất pha
  • Bảo vệ đảo pha
  • Bảo vệ quá áp
  • Bảo vệ thấp áp
  • Bảo vệ dòng rò
  • Bảo vệ mất trung tính

Dựa vào các bảo vệ chính đó chúng ta có các Rơ le bảo vệ kết hợp các loại bảo vệ nêu trên để tạo nên sự an toàn cho hệ thống điện

Các hiệu rơ le bảo vệ dòng điện

Bảo vệ ngắn mạch

  • Ngắn mạch là hiện tượng dây pha bị chập vào day trung tính hoặc dây pha chập vào dây pha.
  • Bảo vệ ngắn mạch là bảo vệ khi dòng điện tăng lên rất nhiều lần so với dòng điện định mức. Ký hiệu bảo vệ ngắn mạch là I>>. Thường dòng điện tác động bảo vệ ngắn mạch được cài đặt là 5In, 10In hoặc 20In.
  • Bảo vệ ngắn mạch thường yêu cầu thời gian tác động nhanh nên còn có tên gọi là bảo vệ quá dòng cắt nhanh.
  • CB thường có chức năng bảo vệ ngắn mạch và quá tải

Bảo vệ quá dòng

  • Bảo vệ quá dòng còn gọi là bảo vệ quá tải. Thiết bị bảo vệ quá tải điển hình là relay nhiệt hoặc relay bảo vệ quá dòng cắt chậm theo thời gian. Thời gian tác động bảo vệ quá tải được cài đặt tùy thuộc vào loại máy, đặc trưng khởi động.
  • Một số relay bảo vệ quá dòng tích hợp cả bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải. Các loại MCCB, MCB từ nhiệt thường có bảo vệ ngắn mạch và quá tải.

Các mã Rơ le bảo vệ quá dòng

  • Rơ le bảo vệ quá dòng Mikro Mikro NX204A-240A (50P, 51P), NX203A-240A (50P, 51P), NX234A-240A (50P, 51P), NX233A-240A (50P, 51P)
  • Rơ le bảo vệ quá dòng Selec Selec 900CPR-1-230V (1 pha), 900CPR-3-230V (3 pha), 900ELR-2-230V

Bảo vệ chạm đất

  • Dây pha chạm đất cần được bảo vệ vì an toàn của hệ thống. Các loại relay bảo vệ chạm đất thường được tích hợp bảo vệ chạm đất nhẹ và ngắn mạch chạm đất.
  • Relay bảo vệ chạm đất dùng nguyên lý tổng dòng điện đi ra từ nguồn bằng không. Nguyên lý này có thể dùng 1 ZCT (CBCT) hoặc kết hợp 3/4 CT.

Các mã Rơ le bảo vệ chạm đất

  • Rơ le bảo vệ chạm đất Mikro Mikro NX201A-240A (50G, 51G), N201-240AD (50G, 51G), NX202A-240A (50G, 51G), N202-240AD (50G, 51G), NX231-240A (50G, 51G), NX232A-240A (50G, 51G)
  • Rơ le bảo vệ chạm đất Selec Selec 900ELR-2-230V

Bảo vệ mất pha

  • Hiện tượng mất pha thường gây ra cháy các động cơ ba pha. Việc bảo vệ mất pha cho động có 3 pha có thể thực hiện bằng relay bảo vệ mất pha hoặc relay nhiệt được chỉnh định đúng.

Các mã Rơ le bảo vệ mất pha

  • Rơ le bảo vệ mất pha Mikro Mikro MX100 - 400V (47), MX200A - 380V (27, 47, 59), MX 210-415V (27, 47, 59), MU 250-415V (27, 47, 59, 60), MU 350-415V (27, 47, 59, 60), MU 2300-240AD (27, 47, 59, 60)
  • Rơ le bảo vệ mất pha Selec Selec 900VPR-2-280/520V, VPRD2M - BL, VPRA2M, 600VPR310 / 520 (3 pha), 600PSR280 / 520, 642PSR 280 / 520,

Bảo vệ ngược pha

  • Còn gọi là bảo vệ đảo pha. Ví dụ hệ máy dệt, cần bảo đảm động cơ quay chiều kim đồng hồ, nếu nguồn cấp bị đảo thứ tự pha thì relay sẽ không cho phép mở máy.
  • Bảo vệ quá áp

    • Điện áp quá cao có thể gây hư hỏng thiết bị, các relay bảo vệ quá áp được sử dụng để bảo vệ trong trường hợp này.

    Bảo vệ thấp áp

    • Điện áp thấp sẽ dẫn đến dòng điện động cơ tăng cao gây cháy động cơ. Một số máy móc sản xuất sẽ hoạt động không tốt nếu điện áp quá thấp.

    Bảo vệ dòng rò

    • Bảo vệ dòng rò giúp ngăn ngừa sự cố hỏa hoạn và an toàn cho con người. Bảo vệ dòng rò sử dụng biến dòng ZCT (CBCT)

    Bảo vệ mất trung tính

    • Hiện tượng đứt dây trung tính thường sẽ làm hư hỏng thiết bị 1 pha trong lưới điện 3 pha. Hiện tượng này thường hay gặp trong các trạm biến áp cấp nguồn cho khu dân cư.

    Video Cận cảnh Rơ le bảo vệ